Câu chuyện về những tay máy nữ của báo chí Đông Nam Á
BANGKOK | 21 April 2021
Read this in English
Nhiều phóng viên ảnh/video nữ ở Đông Nam Á chia sẻ mình không có cuộc sống thực sự, hay bạn đời, gia đình. Họ cũng thường không được xem trọng và phải làm việc gấp đôi để chứng tỏ năng lực, cũng như đối mặt với những “đùa giỡn” từ các đồng nghiệp nam. Một vài người, bao gồm biên tập viên và bố mẹ, nghĩ rằng công việc của họ nguy hiểm và việc mang nhiều thiết bị quay chụp là “việc của nam giới” và “nhọc nhằn” nên không phù hợp với phóng viên nữ.
Đó là những sự thật hằng ngày khi là một nữ phóng viên ảnh/video tại Đông Nam Á. Thông thường, phái nữ sẽ làm các công việc biên tập, truyền hình hoặc radio hay giảng dạy, nhưng vẫn còn một số ít đứng đằng sau ống kính.
Nov Povleakhena, BTV tin tức của trang Focus, cựu phóng viên ảnh của Voice of America (VOA) Khmer cho biết “chỉ có một phụ nữ trên 10 phóng viên ảnh, hoặc thậm chí ít hơn”. Còn Phoonsab Thevongsa, phóng viên ảnh của Vientiane Times nhận xét “rõ ràng là rất ít” phóng viên ảnh nữ tại Lào.
Tại Việt Nam, một quốc gia có thể mong chờ vai trò của phụ nữ như “nâng một nửa bầu trời” (hold up half the sky), khảo sát tại 4 tòa soạn Thanh Niên, Dân Trí, Zingnews, và VnExpress cho thấy có tổng cộng 53 phóng viên ảnh/video, trong đó 26% là nữ. Tỉ lệ nam nữ cũng có nhiều khác biệt, ví dụ tại Dân Trí trong nhóm 8 người không có phóng viên nữ, còn ở Zingnews, 5/12 phóng viên trực quan là nữ.
Xin mời xem tiếp nội dung trong khung với nhiều quan điểm hơn, nhấp vào đây để xem dưới dạng trang web đầy đủ hoặc dạng trình chiếu bên dưới.
Còn tại Philippines and Indonesia, phụ nữ chiếm một phần rất nhỏ trong mảng ảnh báo chí, ngay cả khi số lượng hiện nay có nhiều hơn. Dưới 20% trong 50 phóng viên video ở đài Metro TV (Indonesia) là nữ, theo Niken Riwu, phóng viên video 30 tuổi, đã làm việc tại đài từ năm 2013. Ở nhìn rộng hơn cả tòa soạn, tỉ lệ nam – nữ có vẻ tương đối cân bằng hơn, khoảng 37% của 582 nhân viên là nữ, tổng biên tập của Metro TV, Arief Suditomo, nói.
Đồng thời, nhiều phóng viên tại Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines và Việt Nam, chia sẻ với nhóm Reporting ASEAN rằng họ đang nhận thấy nhiều tín hiệu tích cực trong công việc, không còn là sự kì quặc trong mắt nhiều người và dần trở thành một lựa chọn nghề nghiệp bình hường trong tương lai không xa. Những tín hiệu này còn bao gồm sự nhìn nhận cơ hội bình đẳng giữa các giới tính và cân bằng giới được nhận thức rõ hơn trong thời đại ý thức về trào lưu #metoo và công dân toàn cầu. Điều này dẫn tới sự nhạy cảm hơn trong việc thể hiện và sự đa dạng của ngành truyền thông.
Những yếu tố khích lệ nữa là các địa điểm, nhóm quốc tế liên kết phụ nữ trong lĩnh vực hình ảnh, chẳng hạn như Women Photograph và Her Wild Vision. Có một số mạng lưới địa phương như Trung tâm Phóng viên ảnh của Philippines, 21 trong số 86 thành viên là phụ nữ.
Nhưng chỉ mới là điểm khởi đầu cho sự xuất hiện nhiều hơn của phụ nữ trong lĩnh vực ảnh/video báo chí, khi mà những thói quen mặc định trong nghề truyền thông và tin tức vẫn đang diễn ra, cùng với kỳ vọng ở một số xã hội Đông Nam Á..
“Cộng đồng luôn nghĩ phóng viên ảnh đến đưa tin là nam, nó trở thành một suy nghĩ rập khuôn đối với nghề,” Kathleen Limayo (người Philippines, 30 tuổi), phóng viên ảnh/video phóng sự về các vấn đề môi trường, cho biết. “Mọi người thường đoán về cuộc sống của tôi. Với họ, phóng viên ảnh nữ thường di chuyển nhiều sẽ không có cuộc sống ổn định. Phải hơn 50 lần họ nghĩ tôi không kết hôn, không có các mối quan hệ nhất định và không thể làm mẹ tốt vì bản chất nghề nghiệp của tôi,” cô nói thêm.

Niken của Metro TV giải thích: “Nhiều người vẫn nghĩ công việc của tôi là dành cho nam giới không chỉ về tư duy mà còn về thể chất. Có một nhận xét mà tôi nhớ mãi là: phụ nữ cũng quay vidoe được à?”. Còn Jamillah Santa Rosa (24 tuổi), phóng viên ảnh tự do tại Philippines, nói: “Là một phụ nữ trong giới, nhiều người nghĩ tôi chỉ có thể làm về đời sống hay chân dung vì nó an toàn hơn những mảng khác, nhưng tôi đã trở thành phóng viên ảnh.”
Trong các cuộc phỏng vấn, những lý do phổ biến nhất mà các nữ phóng viên ảnh/video viện dẫn cho việc bị đánh giá thấp vẫn là những lý do tương tự trong những năm qua: mức độ thể chất và việc đi lại liên quan đến nghề là lựa chọn tệ với phái nữ, hay nghề phóng viên ảnh ‘khắc nghiệt hơn’ (so với đưa tin bình thường chẳng hạn) và phụ nữ phù hợp hơn với công việc liên quan đến biên tập hoặc hậu kỳ, chụp ảnh không chạy theo tin tức và có kỹ năng hơn trong các vấn đề ‘nhẹ nhàng hơn’.

Bản thân phụ nữ cũng có thể thấy nghề này kém hấp dẫn hơn. Thông thường, vấn đề thực sự đằng sau việc đi công tác xa là thời gian và công sức bỏ ra, trong khi một số quy tắc xã hội mong muốn phụ nữ quản lý nhà cửa song song với sự nghiệp của họ và từ bỏ các cam kết công việc hoặc nghỉ việc để làm việc nhà. Tóm lại, không thể tách biệt sự bình đẳng giới tính trong tòa soạn khỏi những thói quen, kỳ vọng và đánh giá xung quanh vai trò của nam giới và phụ nữ trong xã hội của họ.
“Các phóng viên ảnh phải có mặt trước khi sự kiện diễn ra và sau khi sự kiện kết thúc, dù địa điểm gần hay xa, đêm hay ngày, mưa hay nắng. Ở Việt Nam, điều tôi quan ngại là phụ nữ phải đặt gia đình lên hàng đầu. Có lẽ vì đó là lý do mà phóng viên ảnh ở Việt Nam thường nam nhiều hơn nữ,” phóng viên ảnh của Tuổi Trẻ, Duyên Phan (27 tuổi) chia sẻ.
Những nghi ngờ về công việc thực địa thường là về những đòi hỏi thời gian phụ nữ vắng nhà, nghĩa là bạn đời hoặc người nào đó phải làm thay. Điều này đặt ra một thách thức cho phụ nữ, Limayo nói. “Mặc dù chúng tôi đã thúc đẩy bình đẳng trong lực lượng lao động, nhưng phải thừa nhận rằng phần lớn công việc gia đình hoặc chăm sóc cộng đồng đều do phụ nữ gánh vác”. Algooth Patranto, người dạy truyền thông tại Đại học Bina Sarana Informatika và Đại học Bakrie ở Jakarta, cho biết: “Các nữ phóng viên ảnh/video đều hướng về gia đình. “Họ có xu hướng từ bỏ công việc sau khi kết hôn. Cá nhân tôi biết một số người đã ngừng làm việc sau khi kết hôn,” Algooth nói.
Một số phụ nữ nói rằng vấn đề thiết bị khá lớn, trong khi vấn đề nằm ở cách mọi người phân công vai trò của phụ nữ và nam giới đối với công việc, hơn là bản thân công việc. “Sau khi quen với công việc (phóng viên ảnh), mọi thứ (trang thiết bị) trở nên nhẹ nhàng hơn,” Duyên Phan chia sẻ thêm. Nhưng ở Lào, nhà sản xuất video tự do và nhà làm phim tài liệu Chansamay Phanouvong cho rằng: “Tôi nghĩ một số phụ nữ có thể thích được bảo vệ, trong khi nam giới dường như không thích phụ nữ mạnh mẽ hơn họ, hoặc họ không thích phụ nữ ăn mặc không đẹp hoặc trông nam tính khi mang theo máy ảnh và chân máy.” Cô ấy nói thêm rằng “kiểu quan điểm này có thể khiến phụ nữ không hứng thú hay coi trọng công việc”.
“Nó có liên quan đến yếu tố văn hóa và tư duy của chúng ta vì phụ nữ không quen nghĩ rằng việc chạy đi chạy lại với máy ảnh hoặc các thiết bị khác, đôi khi cần chen chúc với nam giới để chụp ảnh,” Ky Soklim, người xuất bản tin tức ‘Thmey Thmey’ ở Campuchia và cựu giảng viên báo chí, cho biết. Nhưng một số phụ nữ lại cảm thấy khác. “Có thể một số người nghĩ rằng chúng tôi rất mạnh mẽ và độc lập vì chúng tôi thường tự mình mang theo nhiều thiết bị nặng hoặc tranh cãi với các nhà báo video khác khi thực hiện các cuộc phỏng vấn không giới hạn,” Riwu nói đùa. “Tin tôi đi, chúng tôi là những phụ nữ bình thường vẫn thích đến tiệm làm đẹp và thích xem phim truyền hình Hàn Quốc.
GÓC NHÌN TỪ NỮ GIỚI
Tất cả các nhà báo và biên tập viên ảnh khác được phỏng vấn, kể cả nam giới, đều nói rằng họ đánh giá chất lượng và giao nhiệm vụ dựa trên kỹ năng của một người bất kể nhà báo là nam hay nữ. Hầu hết họ nói rằng phóng viên ảnh nữ chú ý đến chi tiết hơn và chuẩn bị kỹ càng, được coi là ít đe dọa hơn trong các cuộc phỏng vấn vì họ “mềm mỏng” hoặc “dịu dàng hơn”, “có sự đồng cảm hơn” hoặc “dễ chịu” hơn.
Đối với nhiều người, những điều này có lẽ đúng về mặt chính trị và xác định cách nhìn của phụ nữ. Nhưng một số người nhận định xa hơn khi nói rằng chính góc nhìn mới tạo nên khả năng kể chuyện hay, một kỹ năng ít liên quan đến trọng lượng hoặc loại thiết bị hay những gì xã hội có thể chấp thuận.
Bùi Phương Thảo, trưởng ban tin tức thế giới tại Zingnews (Việt Nam) cho biết: “Tôi tìm kiếm một góc nhìn của phái nữ chứ không phải một nữ phóng viên. Cô ấy đánh giá cao sự khác biệt về chiều sâu mà công việc của các phóng viên phản ánh khi họ hiểu cách các tiêu chuẩn về hành vi định hình giới tính và có thể làm phong phú hoặc thay đổi cách họ nhìn nhận một câu chuyện.
“Nếu chúng ta tiếp cận ngành công nghiệp tin tức giống như cách chúng ta nhìn xã hội, vốn mang tính gia trưởng, thì quan điểm nữ quyền là một cách để chống lại quan điểm nam quyền thông thường đó,” Thảo giải thích về cách nhìn của nam giới trên các trang nhất khi các biên tập viên sử dụng khuôn mặt của các cô gái xinh đẹp để thu hút lượng người xem hoặc trong các video đánh giá có người dẫn chương trình là nữ. “Tôi hy vọng các phóng viên (ảnh) của mình có cách kể chuyện thoát khỏi lối mòn khi đưa tin về những câu chuyện của phụ nữ, trong đó có việc ngừng lạm dụng tình dục phụ nữ, để thoát khỏi những định kiến về giới,” Thảo nói thêm.
“Khả năng của nhiếp ảnh gia nam và nữ là như nhau”, Richard Reyes, phóng viên ảnh của ‘Inquirer’, 1 trong 2 phóng viên ảnh nữ trong nhóm 5 người. “Bạn có thể nói rằng góc nhìn của phụ nữ khác với nam giới. Họ nhìn mọi thứ khác nhau, họ nghĩ khác. Chiến lược của họ cũng khác nhau, dẫn đến những bức ảnh đẹp ”.

Cũng có những suy nghĩ cần được xem lại trong một số tòa soạn báo. Trong số này có quan điểm cho rằng các vấn đề thời sự, việc đưa tin thiên tai dành cho nam giới nhiều hơn, các sự phân công ‘khó nhằn’ được xác định theo hoàn cảnh hơn là chủ đề (trong đó thể lực không phải là yếu tố) và các chủ đề ‘mềm’ dành cho nữ .
Thật vậy, vấn đề không chỉ là về con số, y như việc bầu thêm phụ nữ vào quốc hội không tự nó dẫn đến các quyết định về chất lượng. Nhưng xây dựng cách để tuyển dụng nhiều phụ nữ tài năng hơn hoặc áp dụng các chính sách để có một nhóm nhân viên tốt hơn là một bước tiến, đặc biệt là khi đa phần báo chí nhằm mục đích thúc đẩy quyền con người.
Nhiều cơ hội hơn cũng có thể được tạo ra bên ngoài các tòa soạn. Phóng viên ảnh tự do người Campuchia Siv Channa cho biết: “Phóng viên ảnh cần được đào tạo và tư vấn tốt, tôi không nghĩ rằng chúng tôi có một trường học dạy tốt điều này”. Souphatxa Singthong, giảng viên truyền thông đại chúng tại Đại học Quốc gia Lào cho biết: “Phóng viên ảnh chỉ là một phần nhỏ của khóa học truyền thông đại chúng”. Một số nhà báo trực quan là phụ nữ gợi ý rằng các cuộc triển lãm và tương tác với “hình mẫu” cũng sẽ hữu ích. Một số biên tập viên cho biết thêm, xu hướng các nhà báo cần có sự kết hợp của nhiều kỹ năng, chẳng hạn như đa phương tiện, có thể mở rộng không gian cho phụ nữ trong công việc tin tức trực quan.
Mặt khác, dù không phải ai cũng bị quấy rối tình dục hoặc bị trêu chọc không mong muốn, nhưng các phóng viên ảnh/video nữ cho biết những điều này sẽ không có gì đáng ngạc nhiên. Lời khuyên của họ? Đặt ranh giới của bạn.

Hean Socheata, nhà báo đa phương tiện 30 tuổi của đài VOA tiếng Khmer, kêu gọi các nhà báo nam “tôn trọng hơn” đồng nghiệp nữ. Mặc dù cho rằng các đồng nghiệp nam đã rất hữu ích, nhưng hành vi này “tạo ra điều kiện hoặc môi trường không thuận lợi cho phụ nữ hoặc khiến họ nản lòng,” cô nói.
Niken, 30 tuổi, cho rằng những nhận xét thiếu tế nhị về phụ nữ khiến một số người không thể “thoát khỏi sự kỳ thị phân biệt nam nữ”.
MỞ NHỮNG CÁNH CỬA
Santa Rosa nói: “Các công ty truyền thông cố gắng trở nên đa dạng và cởi mở hơn bây giờ. Một số người đang tìm kiếm nhiều nhiếp ảnh gia nữ hơn. Có thể vì nhiều người hiện ủng hộ phong trào trao quyền cho phụ nữ và phụ nữ hiện đang có nhiều tiếng nói hơn để thay đổi định nghĩa của xã hội về việc trở thành phụ nữ.”
Chansamay, 31 tuổi, cho biết: “Nhiều phụ nữ trẻ bắt đầu trở thành phóng viên ảnh/video”. Theo cô, “điều quan trọng nhất” là trau dồi kỹ năng, học tất cả các khía cạnh sản xuất từ lập kế hoạch đến quay phim và hậu kì. “Điều thay đổi đối với tôi là tôi (bây giờ) đã tự tin hơn vào công việc của mình. “
“Nó phải bắt đầu với chính chúng ta,” Niken nói. “Chúng ta phải tin rằng chúng ta có quyền bình đẳng.”